Bariavungtaucity  - Bản tin hàng ngày

Hướng dẫn cách luộc cua ngon, không tanh và không bị gãy càng

Món cua biển luộc ngon phải đảm bảo được 03 tiêu chí là: Cua chín đều, không tanh và không bị gãy càng. Nghe có vẻ đơn giản nhưng nó luôn đòi hỏi ở người chế biến sự tỉ mỉ và kỳ công. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn cách luộc cua ngon. Mời các bạn cùng tham khảo.

Cách luộc cua biển ngon, không tanh và không bị gãy càng

Để luộc một con cua ngon, không bị tanh và gãy càng, đầu tiên bạn cần chuẩn bị 4 - 5 con cua thịt còn sống (tùy vào số lượng người ăn). Các dụng cụ: dao nhọn, bàn chải nhỏ, nồi luộc và gia vị: hạt nêm, đường, muối, tiêu, chanh, ớt.

Sau khi áp dụng hiệu quả cách chọn cua ngon và có được nguyên liệu chuẩn, chúng ta sẽ bắt tay vào làm theo những bước sau đây:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Trước khi biết cách luộc cua ngon thì bạn cần biết cách làm cua chết mà phải đảm bảo chân cua và càng cua không bị rụng trong quá trình luộc. Làm cua chết như sau: Đầu tiên bạn sử dụng mũi dao nhọn đâm vào đầu tam giác của phần yếm cua, để như vậy trong khoảng 1 phút để cua chến hẳn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho cua vào một cái túi hay một cái hộp rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh để cua bị tê liệt hoàn toàn. Cách làm cua chết sẽ tránh được tình trạng cua kẹp tay và cua bị rụng chân sau khi luộc.

Sau khi đã làm chết cua, bạn tiếp tục sử dụng bàn chải nhỏ chà kỹ phần mai, yếm và càng cua và sau cùng rửa lại bằng nước để loại bỏ bùn đất bám trên cua.

Sơ chế cua
Sơ chế cua

Bước 2: Luộc cua

Bắt đầu bước luộc cua, bạn cho vào cua một ít muối, hạt nêm và tiêu vào ướp cùng cua trong khoảng 25 – 30 phút. Việc này sẽ giúp cua có vị đậm đà, thơm ngon hơn.

Sau đó xếp lần lượt cua vào nồi, cho nước xâm xấp, đậy nắp nồi rồi đặt lên bếp. Bạn luộc cua trong khoảng 10 – 12 phút đến khi vỏ cua chuyển sang màu đỏ bắt mắt là được. Nên chú ý luộc cua cho chín hẳn, không nên luộc sơ để tránh cua bị tái, sống vì có thể gây ngộ độc.

Luộc cua chín kỹ 
Luộc cua chín kỹ

Bước 3: Làm nước chấm chấm cua luộc

Nước chấm chấm cua được làm theo công thức: 1 muỗng cà phê muối, 1,5 muỗng cà phê đường và 2 trái ớt. Cho tất cả nguyên liệu này vào trong cối và giã nhuyễn. Sau đó cho ra chén và thêm vào 1 muỗng cà phê nước cốt chanh khuấy đều tạo thành một hỗn hợp sánh đặc. Nước chấm này ăn cua rất hợp, át mùi tanh của cua, rất dễ ăn.

Bước 4: Trình bày

Sau cùng, bạn cho cua đã luộc ra đĩa, dùng kẹp để tách, gỡ thịt cua, thưởng thức cùng với chén nước chấm đã chuẩn bị. Cua luộc sẽ rất ngon ngọt khi thưởng thức khi còn nóng. Chắc chắn đây sẽ là món ăn giàu chất dinh dưỡng, đổi vị cho các thành viên trong gia đình vào những dịp cuối tuần.

Món cua luộc giàu dinh dưỡng
Món cua luộc giàu dinh dưỡng

Một số lưu ý khi chọn và chế biến cua

Trong các loại hải sản, cua là một loại thực phẩm giàu canxi, rất tốt cho sức khỏe. Nhưng để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho món ăn, bạn cần có cách chọn và chế biến thực phẩm đúng cách. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng cua bạn cần biết.

Cách chọn cua ngon

Cua ngon là những con cua có lớp vỏ màu xám đục, sử dụng tay ấn vào yếm cảm thấy rắn chắc. Những con cua nhiều thịt thường sẽ có yếm to.

Các bạn không nên chọn những con cua gầy nhỏ, mai hơi xanh, yếm mềm. Bởi đây là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, ăn không ngon. Chọn những con cua có yếm vẫn còn bám chắc vào thân, càng và chân chuyển động khỏe mạnh, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên.

Nếu muốn cua có nhiều thịt thì chọn cua đực, còn muốn ăn nhiều gạch thì chọn cua cái.

Một số lưu ý khi chọn và chế biến cua
Một số lưu ý khi chọn và chế biến cuan

Lưu ý khi ăn cua

  • Các bạn nên ăn những con cua được chế biến tươi sống để tránh bị ngộ độc. Ăn cua chết sẽ tạo cảm giác buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Khi chế biến cua, bạn cần đảm bảo luộc cua chín kỹ trước khi ăn.
  • Cua ăn không hết hãy đem bảo quản nơi khô thoáng, sạch sẽ, khi nào ăn thì làm nóng lại.
  • Khi ăn cua chỉ nên ăn phần thịt và gạch cua, loại bỏ phần dạ dày, ruột, tim và mang cua.
  • Cua có tính hàn, ăn nhiều có thể dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài. Bạn nên chú ý ăn lượng vừa đủ.
  • Không sử dụng nước trà khi ăn cua vì nước trà có thể làm loãng axit trong dạ dày không có lợi cho tiêu hóa.

Một số trường hợp KHÔNG nên ăn cua

Cua là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên một số trường hợp cần tránh ăn cua như:

  • Người bị cảm lạnh, sốt, đau dạ dày, tiêu chảy.
  • Người mắc bệnh viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng và viêm gan nên hạn chế ăn cua.
  • Người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch và bệnh mỡ trong máu cao cũng không nên ăn cua.
  • Người có thể chất quá mẫn cảm hay tỳ vị hư không nên ăn cua biển.

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ cho các bạn cách luộc cua ngon, không bị tanh và gãy càng rồi. Các bạn hãy lưu lại để thực hiện. Chúc các bạn chế biến thành công món cua luộc để chiêu đãi gia đình mình.

Xem thêm: