Bariavungtaucity  - Bản tin hàng ngày

Nguyên nhân dẫn đến bà bầu mất ngủ và cách khắc phục

Bà bầu mất ngủ là tình trạng thường gặp ở nhiều phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ. Vậy bà bầu thức khuya có sao không? Bà bầu mất ngủ phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở bà bầu

Bà bầu khi mang thai ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ thường gặp bệnh mất ngủ là do các nguyên nhân sau đây:

Hệ tiêu hóa hoạt động kém

Hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn bình thường dẫn đến tình trạng tích tụ thức ăn trong dạ dày và ruột. Tiêu hóa kém khiến bà bầu hay bị ợ hơi, ợ chua, khó tiêu và táo bón. Bên cạnh đó, việc bào thai phát triển sẽ chèn ép vào các cơ quan của mẹ khiến thức ăn bị đẩy lên thực quản gây trào ngược dạ dày. Khi kết hợp với tình trạng hormone thay đổi gây ra hàng loạt các vấn đề về đường tiêu hóa làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở bà bầu
Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở bà bầu

Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi hormone khi mang thai khiến mẹ bầu thở chậm và sâu, khó hít thở hơn bình thường. Bào thai phát triển gây co ép cơ hoành, hạn chế khả năng hoạt động của cơ hoành khiến mẹ khó thở. Chính vì khó thở, dung tích oxy hít vào giảm nên bà bầu phải thở nhiều và thở sâu hơn để hấp thu thêm oxy. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ ở bà bầu.

Tim, thận hoạt động liên tục

Ở phụ nữ mang thai, tim phải hoạt động năng suất hơn để cung cấp đủ lượng máu cho dạ con. Thận ở phụ nữ mang thai cùng phải gia tăng công suất hoạt động lên đến 30 - 50% để lọc máu. Điều này làm tăng hàm lượng ure khiến bàng quang phải chứa thêm nhiều nước tiểu. Bên cạnh đó, việc thai nhi phát triển cũng tạo áp lực cho bàng quang. Khiến mẹ bầu luôn trong tình trạng mắc tiểu liên tục. Mẹ bầu phải thức dậy lúc nữa đến để đi tiểu, gây ra tình trạng bà bầu bị mất ngủ về đêm.

Tim, thận hoạt động liên tục khiến bà bầu mất ngủ
Tim, thận hoạt động liên tục khiến bà bầu mất ngủ

Căng thẳng, áp lực

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ khi mang thai đó là do tâm lý căng thẳng. Các mẹ thường có tâm lý lo lắng cho sự phát triển của bé, áp lực công việc, mâu thuẫn vợ chồng,...

Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đối với mẹ bầu?

Các thay đổi về giấc ngủ của phụ nữ khi mang thai:

  • Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa có nồng độ progesterone và hormone khác thay đổi khiến mệt mỏi và bà bầu thức đêm ngủ ngày.
  • Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối không có được giấc ngủ sâu, thức dậy vào ban đêm và thời gian ngủ trong một ngày giảm xuống.
  • Nếu phụ nữ mang thai mất ngủ liên tục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ sau này. Khi sinh, mẹ chưa kịp điều chỉnh đồng hồ sinh học để thích nghi giờ giấc sinh hoạt với bé khiến giấc ngủ và thói quen sinh hoạt của mẹ bị xáo trộn rất nhiều.
  • Bà bầu bị mất ngủ thường xuyên, khó ngủ hoặc giấc ngủ không sâu là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề như trầm cảm trước và sau sinh. Phụ nữ sau khi sinh xong bị gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng sẽ có cảm xúc tiêu cực, làm giảm gắn kết giữa mẹ và bé, làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc bé.
Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đối với mẹ bầu?
Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đối với mẹ bầu?

Cách chữa mất ngủ cho bà bầu hiệu quả nhất

Chữa mất ngủ có nhiều phương pháp, tuy nhiên với bà bầu phải hết sức thận trọng, không nên tùy ý uống thuốc hoặc điều trị mất ngủ bằng thảo dược khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ. Để điều chỉnh giấc ngủ hiệu quả nhất, các mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

+ Mẹ bầu không nên ăn quá no trước khi đi ngủ, thời gian ngủ nên cách thời gian ăn khoảng 2 đến 3 tiếng để hệ tiêu hóa kịp hoạt động để tiêu hóa hết lượng thực ăn.

+ Mẹ bầu nên ăn nhiều bữa trong ngày, ăn chậm nhai kỹ để tránh bị trào ngược, đau dạ dày, ợ chua, ợ hơi khi nằm ngủ.

+ Mẹ bầu không ăn quá nhiều đồ ngọt, hạn chế các thực ăn đồ uống kích thích vào buổi tối. Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm chứa nhiều vitamin B như ngũ cốc, những loại rau lá xanh.

+ Mẹ bầu không nên uống nhiều nước khi đi ngủ, nó sẽ khiến mẹ bầu phải thức dậy vào buổi đêm để đi tiểu tiện.

Cách chữa mất ngủ cho bà bầu hiệu quả nhất
Cách chữa mất ngủ cho bà bầu hiệu quả nhất

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

  • Khi đi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng người về bên trái, chân gác lên cao, uốn cong đầu gối. Tư thế này giúp giảm thiểu áp lực đè lên tĩnh mạch chân, tăng lượng máu cung cấp cho tim, hạn chế hiện tượng phù nề, giảm nguy cơ huyết áp thấp và có lợi cho tuần hoàn máu có nhau thai.
  • Đảm bảo cho mình một quỹ thời gian ngủ nghỉ hợp lý, khoa học. Mẹ bầu nên dành khoảng 30 - 60 phút để ngủ trưa, thư giãn đầu óc.
  • Dù mang thai rất nặng nề nhưng các mẹ cũng nên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để giảm thiểu căng thẳng, giúp lưu thông khí huyết và hạn chế việc bị chuột rút giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, bà bầu nên đọc sách, nghe nhạc điều trị mất ngủ hoặc tập yoga chữa mất ngủ (dưới sự hướng dẫn của chuyên gia và sử dụng các bài tập phù hợp cho các giai đoạn thai kỳ).

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc bà bầu mất ngủ để các bạn tham khảo. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi dễ hiểu, hữu ích và đáp ứng đủ nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn.

Xem thêm: