Bariavungtaucity  - Bản tin hàng ngày

Lí giải vì sao có thể đi trên than hồng & thuỷ tinh một cách "bình yên"

Chắc hẳn chúng ta đã ít nhất một lần từng “nín thở” trước những màn biểu diễn đi trên thủy tinh và than hồng đầy kịch tính. Nhưng sự thật là chúng có nguy hiểm như chúng ta đang nghĩ?

Đi trên thủy tinh và than hồng vẫn được các tiết mục biểu diễn khuyến cáo nguy hiểm, không nên tự thử nghiệm tại nhà. Tuy nhiên, ở một số chương trình thực tế, người chơi vẫn có thể đi trên thủy tinh “an toàn” và việc chạy qua than hồng còn là lễ hội mà nhiều thanh thiếu niên vẫn chinh phục được. Đó là lòng dũng cảm, kỹ thuật hay còn một sự lý giải khoa học nào khác? Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn thấy, sự thật nằm ở đâu!

Đi trên than hồng, không nóng như những gì ta thấy

Không riêng gì Ấn Đô hay Nhật Bản, đi trên than hồng cũng là tập tục của một số dân tộc tại Việt Nam. Với ý nghĩa về lòng dũng cảm, mang lại sự may mắn, đây là hoạt động được rất nhiều người hứng thú tham gia.

Được biết, nhiệt độ của lớp than này lên đến 500 độ C. Làm cách nào để vượt qua chặng đường bốc khói này mà bàn chân không hề bị bất kỳ tổn thương nào?

đi trên than hồng

Giải đáp thắc mắc này, chuyên gia vật lý cho rằng, chân không bị bỏng là bởi nhiệt độ không quyết định toàn bộ quá trình truyền nhiệt, chỉ số số phóng lưu nhiệt và thời gian tiếp xúc mới chính là mấu chốt ở đây.

Ở tập tục hoặc các buổi biểu diễn đi trên than hồng, loại than được sử dụng có độ dẫn nhiệt, nhiệt dung riêng và mật độ ở mức thấp. Việc bước nhanh, đều nhịp chân hoàn toàn có thể đảm bảo an toàn cho người đi.

Có ba nguyên tắc ứng dụng vào thử thách này:

  • Đốt củi để lấy than hồng và duy trì ở mức độ cháy âm ỉ
  • Sử dụng gỗ cứng và than củi vì có tính chất cách nhiệt tốt
  • Phủ một lớp tro lên bề mặt than. Tro nhìn vậy nhưng thực chất dẫn nhiệt rất kém nên sẽ làm chậm đi quá trình truyền nhiệt.

Và một yêu tố quyết định không kém phần quan trong chính là tốc độ di chuyển. Người đi phải nhanh chân, bước đều để giảm thiểu thời gian tiếp xúc xuống thấp nhất có thể. Mà thật sự là nhìn cả chảo than nóng hừng hực thế kia chẳng ai lại thảnh thơi dạo bộ bao giờ cả.

Đi trên thủy tinh, không hề đau đớn

Bị mảnh thủy tinh đâm chắc vẫn là nỗi ám ảnh của không ít người. Miếng thủy tinh sắc nhọn bé xíu nhưng đủ sức tạo ra một vết thương sâu và dài quả là không hề tầm thường. Huống hồ đây là cả một “bể” thủy tinh, chi chít những mảnh vỡ vụn trộn vào nhau.

đi trên thủy tinh

Thế nhưng, điều này lại được lý giải vô cùng đơn giản bởi các kiến thức vật lý. Một ví dụ nho nhỏ được thực hiện với quả bóng bay cho thấy, nhiều mảnh vỡ lại an toàn hơn so với miếng thủy tinh đơn lẻ. Cụ thể: một mảnh vụn thủy tinh có thể làm bể quả bóng nếu cho tiếp xúc trực tiếp với nhau. Thế nhưng khi lăn đều quả bỏng này qua “thảm” thủy tinh thì mọi thứ vẫn “bình yên vô sự”.

Đây chính là “áp suất”. Nếu dùng lực để giẫm lên một miếng thủy tinh duy nhất thì lực tác động sẽ rất lớn, áp suất lớn dẫn đến tổn thương. Nhưng khi bước đều toàn bộ bàn chân, trọng lượng cơ thể lên lớp mảnh vỡ này, áp suất lại bị giảm đi nhiều lần nên không hề đau đớn gì cả.

Thực ra, việc đi trên thủy tinh hay than hồng đều cần đến sự bình tĩnh, nhanh nhạy và một chút khéo léo. Dù được chứng minh một cách khoa học về độ an toàn nhưng với dân nghiệp dư, lời khuyên là bạn không nên “chơi liều”, vì đọc sách là một chuyện, áp dụng vào thực tiễn lại là diễn biến rất khác đấy.

Xem thêm: