Bariavungtaucity  - Bản tin hàng ngày

Lý giải hiện tượng mơ bóng đè, nguyên nhân & cách phòng ngừa

Chắc hẳn trong chúng ta đã từng có rất nhiều người ngủ mơ bóng đè. Những người khi gặp phải hiện tượng này hầu hết đều lo lắng và sợ hãi. Đôi khi, còn cảm thấy ám ảnh trước mỗi giấc ngủ. Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu về nằm mơ thấy bóng đè. Mời bạn đọc tham khảo.

Nằm mơ thấy mình bị bóng đè là gì?

Theo khoa học, hiện tượng nằm mơ bóng đè có tên tiếng Anh là Sleep paralysis. Bóng đè trong mơ thực chất là chứng liệt thân khi ngủ. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay trong giấc ngủ hoặc khi vừa mới tỉnh giấc.

Những người bị bóng đè trong mơ nhưng vẫn tỉnh táo, nhận biết được mọi việc xung quanh. Tuy nhiên cơ thể lại không thể cử động được. Lúc này, người bị co cứng lại, thậm chí không thể phát ra tiếng nói.

Giấc mơ bị bóng đè
Giấc mơ bị bóng đè

Đôi khi, những người mắc phải hội chứng này sẽ cảm thấy dường như đang có ma quỷ đè lên người mình. Trong giấc mơ bị bóng đè, người bệnh thường cố gắng để mở mắt và có thể nhìn thấy những ảo giác ghê sợ được cho là giống bóng ma. Chính vì vậy hiện tượng này có tên gọi là bóng đè hoặc ngủ mơ thấy ma đè.

Mặc dù nó là không nguy hiểm đến tính mạng thế nhưng lại gây nên những nỗi ám ảnh, lo sợ, những “bóng ma” tâm lý cho người mắc phải. Bóng đè khiến cho giấc ngủ bị rối loạn, ngủ không sâu giấc. Do đó, sẽ gặp phải một số vấn đề về tinh thần.

Hầu hết, ngủ mơ bóng đè thường xuất hiện vào thời niên thiếu. Sau đó, bóng đè phát triển thường xuyên hơn ở những năm 20 đến 30 tuổi. Dù vậy, hiện tượng này không được xem là bệnh lý. Hầu hết, nó bị gây nên do thiếu ngủ và tinh thần mệt mỏi, stress.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng mơ bị bóng đè

Theo nghiên cứu, trong khi ngủ, cơ thể của con người ở trạng thái thư giãn. Lúc này các cơ bắp không có các hoạt động hay sự di chuyển nhiều. Điều này được cho rằng cơ thể đang tự hạn chế những khả năng gây nên thương tổn cho chính mình.

Bóng đè xuất hiện khi cơ thể tiết ra các hormone nhằm ngăn chặn một giấc mơ nào đó tiếp tục xảy ra. Lúc này, tuy ý thức hoàn toàn tỉnh táo nhưng cơ thể lại bị tê liệt và không thể cử động được. Có cảm giác như vật gì đó chèn lên trước ngực.

Giấc ngủ của chúng ta được chia làm hai pha chính. Trong đó bao gồm pha ngủ nhanh (giấc ngủ REM) và pha ngủ chậm (giấc ngủ NREM). Hai pha này hoạt động xen kẽ lẫn nhau. Theo ước tính, một chu kỳ pha ngủ nhanh và pha ngủ chậm thường diễn ra trong vòng 90 phút. Trong đó, phần lớn thời gian cơ thể ưu tiên cho pha ngủ chậm.

Giấc ngủ được chia làm hai pha
Giấc ngủ được chia làm hai pha

Trong giấc ngủ chậm, các cơ được thư giãn và thả lỏng. Còn trong pha ngủ nhanh, mặc dù cơ thể vẫn được thả lỏng tuy nhiên mắt chúng ta lại có những chuyển động nhanh. Đây chính là lúc mà các giấc mơ bắt đầu.

Lúc này, khi cơ thể vẫn còn thư giãn và bất động trong pha ngủ nhanh thì ý thức đã tỉnh táo. Chính vì vậy mà sinh ra hiện tượng bóng đè.

Phương pháp phòng ngừa hiện tượng ngủ mơ không dậy được

Để có thể hạn chế tối đa tình trạng nằm mơ bóng đè, chúng ta cần có cách chữa bệnh ngủ mơ để cải thiện tinh thần và cải thiện giấc ngủ.

- Cố gắng ngủ đủ giấc. Với những người trưởng thành nên thực hiện ngủ nghỉ đúng khoa học, không nên thức quá khuya, ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.

- Trước khi đi ngủ khoảng 3 đến 5 tiếng, hạn chế uống cà phê hoặc những chất có chứa nicotin gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

- Trước khi ngủ khoảng 2 tiếng, không tiếp xúc với ánh sáng trắng từ điện thoại thông minh.

- Không nên mặc những trang phục bó sát. Đối với nữ giới, không nên mặc áo ngực khi ngủ. Hãy lựa chọn những trang phục thoải mái, không gây căng thẳng cho các cơ trên cơ thể.

Lựa chọn những trang phục thoải mái khi ngủ
Lựa chọn những trang phục thoải mái khi ngủ

- Thực hiện thời gian biểu khoa học, hợp lý. Không nên thức quá khuya, dậy quá sớm. Nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ vào mỗi ngày.

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, nâng cao sự dẻo dai cho cơ thể. Điều này giúp cho bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tuy nhiên, không nên tập thể dục ngay trước khi đi ngủ.

- Cố gắng tạo nên một môi trường thoải mái cho giác ngủ. tạo nên không gian yên tĩnh, thư giãn và thoải mái nhất giúp giấc ngủ dễ dàng đến hơn hơn.

- Trong khi ngủ, hạn chế tư thế ngủ sấp khiến cho lồng ngực và tim bị chèn ép.

- Mỗi ngày, nên ngủ trưa 15 đến 20 phút, không nên cố thức xuyên ngày. Điều này giúp cơ thể được nghỉ ngơi, hệ thần kinh được ổn định. Do đó, cải thiện được sức khỏe.

Trên đây là những chia sẻ xung quanh hiện tượng nằm mơ thấy bóng đè để bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã tìm thấy cho mình những thông tin hữu ích. Từ đó có thêm kiến thức về bóng đè cũng như cách phòng chống hiện tượng này.

Xem thêm: