Bariavungtaucity  - Bản tin hàng ngày

Trẻ ngủ hay nói mơ: Nguyên nhân & cách khắc phục

Trẻ ngủ hay nói mơ là một tình trạng tương đối phổ biến. Hầu hết hiện tượng này thường xảy với những đứa trẻ lớn. Tuy nhiên, với những em bé vừa mới biết đi cũng có thể xuất hiện tình trạng nói mớ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tình trạng nói mớ ở trẻ thông qua bài viết dưới đây nhé.

Nói mớ là gì?

Những giấc mơ thường kéo đến khi chúng ta ngủ. Giấc mơ xuất hiện là lúc bộ não đang hệ thống lại những thông tin trong ngày nhằm loại bỏ những thông tin không cần thiết. Từ đó, tạo ra không gian trống để có thể lưu trữ những thông tin mới.

Khi mơ, có người ngủ yên, có người phát ra tiếng nói rõ ràng như đang trò chuyện lúc tỉnh táo. Cũng có người chỉ phát ra những tiếng lầm bầm nhỏ nhỏ, không rõ chữ. Ở trẻ, thường chúng ta không thể nghe rõ được con đang nói gì. Các bé hầu hết chỉ rên rỉ và lảm nhảm một vài từ.

Trẻ thường ngủ mơ
Trẻ thường ngủ mơ

Tình trạng này không nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bé. Thế nhưng, đôi khi nó cũng đang phải ánh một số vấn đề của các con. Chính vì vậy, cha mẹ nên lưu tâm và để ý. Từ đó tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị giúp cải thiện tình trạng ngủ mớ ở trẻ.

Lý do trẻ ngủ hay nói mơ

Trẻ thường nói mơ khi bắt đầu bước vào pha ngủ chậm của chu kỳ giấc ngủ. Có rất nhiều lý do khiến cho trẻ nói mớ. Tuy nhiên, dưới đây là hai lý do phổ biến nhất gây nên tình trạng nói mớ khi ngủ ở trẻ.

Trẻ phấn khích quá độ

Khi trẻ cảm thấy quá phấn kích trước một điều gì đó, việc này sẽ in hằn vào trí nhớ của bé. Lúc này não bộ sẽ ghi nhớ thông tin bởi sự đặc biệt khi bé phấn khích. Một món đồ chơi, một chuyến du lịch hay một lời hứa của bạn khiến con mong chờ cũng có thể khiến cho tinh thần của bé hưng phấn.

Vì vậy, khi ngủ, tiềm thức về điều đó sẽ đi vào giấc mơ của bé. Lúc này, bé sẽ thốt lên những câu mớ ngủ về những sự việc đang xảy ra trong giấc mơ.

Trẻ đang quá lo lắng

Trẻ con cũng có những nỗi lo lắng của chúng. Trong thế giới nhỏ bé ấy cũng có những điều khiến các con lo lắng và sợ hãi. Những điều đó theo con đi vào trong tận giấc mơ. Những nỗi lo lắng này đang quẩn quanh bé và các con chưa đủ trải nghiệm để có thể thoát ra khỏi nó.

Lo lắng khiến trẻ nói mơ khi ngủ
Lo lắng khiến trẻ nói mơ khi ngủ

Chính vì vậy mà nỗi lo đã hiện hữu trong mơ. Tình trạng này có thể làm xuất hiện hiện tượng nói mơ khi ngủ ở các bé. Thông thường, khi cha mẹ hỏi lại, các con sẽ không trả lời tiếp. Ngoài ra, khi tỉnh giấc, hầu như trẻ cũng không thể nhớ được những gì đã xuất hiện trong giấc mơ.

Thực ra, đây cũng là một cách để não bộ loại bỏ bớt những thông tin không cần thiết như đã chia sẻ ở trên.

Cách cải thiện triệu chứng nói mớ ở trẻ

Cha mẹ có thể cảm thấy lúc nói mớ trẻ thật sự đáng yêu. Thế nhưng, triệu chứng này xảy ra quá thường xuyên lại không phải là một điều hoàn toàn tốt. Bạn có thể áp dụng một số cách chữa tật nói mơ khi ngủ dưới đây để cải thiện tình trạng nói mớ cho những đứa trẻ của mình.

Hình thành thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ

Ngủ đúng giờ là một trong những biện pháp giúp trẻ có những giấc ngủ ngon và sâu giấc. Việc này cũng giúp các con hình thành nên những thói quen sinh hoạt và đồng hồ sinh lý khoa học.

Cha mẹ nên thiết lập cho con một chế độ khoa học. Trẻ nên đi ngủ đúng giờ và có thời gian ngủ cố định. Thói quen này, nên duy trì ngay cả vào ngày lễ hay những ngày nghỉ cuối tuần.

Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc

Với những đứa trẻ, giấc ngủ là điều vô cùng quan trọng. Không nên cho trẻ ngủ quá lâu hoặc giấc ngủ quá ngắn và nông. Điều này sẽ khiến cho các con uể oải, mệt mỏi khi ngủ dậy. Từ đó, xảy ra hiện tượng mớ ngủ.

Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc
Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Tùy vào từng độ tuổi của con mà cha mẹ cho các con ngủ giấc khác nhau. Khi bé đã ngủ đủ giấc, nên đánh thức con dậy, không nên để bé ngủ thời gian quá dài. Điều này sẽ hỗ trợ làm giảm việc nói mơ khi ngủ cho con.

Không cho trẻ ăn trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, tốt nhất cha mẹ không nên cho các con ăn. Hãy cho trẻ ăn khoảng 2 đến 3 tiếng trước khi đi ngủ. Đồng thời chỉ nên ăn những đồ ăn nhẹ mà thôi.

Cùng với đó, tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với cà phê, những loại thức uống có chứa caffeine hoặc những chất có nicotin. Đặc biệt là trước khi trẻ đi ngủ. Những chất này sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của các con.

Cho trẻ tham gia các hoạt động ban ngày

Việc tham gia các hoạt động ban ngày sẽ giúp cho cơ thể của trẻ được hoạt động và vận động hiệu quả. Từ đó, tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch cho các con. Hoạt động ngoài trời vào ban ngày sẽ giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu hơn.

Hy vọng thông qua bài viết trên đây, cha mẹ đã tìm thấy những lời khuyên hữu ích. Từ đó cải thiện giấc ngủ cho con cũng như tình trạng trẻ ngủ hay nói mơ.

Xem thêm: