Bariavungtaucity  - Bản tin hàng ngày
Nội dung chính
  1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
    1. Kế hoạch sử dụng đất
    2. Quy hoạch đô thị
    3. Quy hoạch xây dựng nông thôn
  2. Quy hoạch sử dụng đất là gì?
  3. Bản đồ quy hoạch đất là gì?
    1. Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000
    2. Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000
    3. Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/5000
  4. Mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
  5. Phù hợp với quy hoạch là gì?
  6. Tình hình thực tế của vấn đề phù hợp quy hoạch khi cấp giấy
  7. Các loại đất trong quy hoạch
    1. Quy hoạch không gian biển quốc gia
    2. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia
    3. Quy hoạch ngành quốc gia
    4. Quy hoạch vùng
    5. Quy hoạch tỉnh
    6. Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành
  8. Mối quan hệ giữa các loại quy hoạch đất
    1. Quy hoạch tổng thể quốc gia
    2. Quy hoạch ngành cấp quốc gia
    3. Quy hoạch vùng
  9. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
  10. Các phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất
    1. Phương pháp điều tra nhanh
    2. Phương pháp định mức
    3. Phương pháp dự báo
  11. Các bước quy hoạch sử dụng đất
    1. Bước 1: Thiết lập mục tiêu, các tư liệu liên quan
    2. Bước 2: Tổ chức công việc
    3. Bước 3: Phân tích vấn đề
    4. Bước 4: Xác định cơ hội cho sự thay đổi
    5. Bước 5: Đánh giá khả năng thích nghi đất đai
    6. Bước 6: Đánh giá
    7. Bước 7: Sàng lọc lựa chọn
    8. Bước 8: Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất
    9. Bước 9 : Thực hiện quy hoạch
    10. Bước 10: Theo dõi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch
  12. Thời hạn thực hiện quy hoạch
  13. Những cơ quan nào có thẩm quyền quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất?

Tất tần tật về Quy hoạch sử dụng đất phải biết (Sổ tay)

Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi một địa phương. Quy hoạch đất hiệu quả sẽ giúp đời sống của người dân được ổn định. Cùng với đó là kinh tế xã hội phát triển theo hướng tích cực hơn. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp tới bạn đọc tất tần tật về kiến thức quy hoạch sử dụng đất. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Khái niệm quy hoạch sử dụng đất

Tại Khoản 2, Điều 3, Luật kinh doanh Bất động sản được ban hành năm 2014 đã nêu rõ khái niệm quy hoạch đất sử dụng. Theo đó “quy hoạch đất sử dụng là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Một số yếu tố nhỏ cấu thành quy hoạch sử dụng đất bao gồm kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn.

Quy hoạch sử dụng đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch sử dụng đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội

Kế hoạch sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất chính là việc lập thời gian, phân chia quy hoạch sử dụng đất sao cho phù hợp với mục đích sử dụng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kế hoạch này được lập ra theo từng kỳ. Ở mỗi cấp, thời gian phân chia kế hoạch sử dụng đất sẽ khác nhau.

Thông thường, kế hoạch sử dụng đất thuộc cấp huyện được lập hàng năm. Kế hoạch sử dụng đất thuộc các cấp có thẩm quyền khác tùy thuộc vào từng cấp.

Quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị là hình thức tổ chức lại không gian, kiến trúc và cảnh quan tại các đô thị. Cùng với đó là việc xây dựng hệ thống an ninh, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng cũng như nhà ở nhằm mang lại cho người dân đô thị một môi trường sống lành mạnh.

Quy hoạch xây dựng nông thôn

Quy hoạch xây dựng nông thôn là hình thức tổ chức, phân bố sử dụng đất tại nông thôn. Ngoài ra còn có việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội tại đây. Việc quy hoạch xây dựng nông thôn bao gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Quy hoạch xây dựng nông thôn
Quy hoạch xây dựng nông thôn

Quy hoạch sử dụng đất là gì?

Như đã chia sẻ ở trên, quy hoạch sử dụng đất là phân bổ đất đai nhằm ổn định đời sống và phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Nhìn chung, việc quy hoạch đất đai nhằm mang đến lợi ích chung cho cộng đồng và toàn xã hội. Tùy thuộc vào từng địa phương, từng mục đích để có kế hoạch quy hoạch, sử dụng đất sao cho hợp lý nhất.

Thông thường, việc quy hoạch sử dụng đất sẽ bao gồm quy hoạch sử dụng đất các cấp. Trong đó gồm có quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Ngoài ra, còn có quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất an ninh. Việc quy hoạch sử dụng đất sẽ được các cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật hiện hành ra quyết định.

Như vậy có thể thấy được rằng, quy hoạch đất đai là phương pháp hiệu quả nhằm tổ chức và sử dụng quỹ đất. Từ đó hạn chế tối đa được tình trạng đất trống gây lãng phí cũng như chồng chéo mục đích sử dụng trên một lô đất. Cùng với đó, tránh được tình trạng sử dụng đất tùy tiện, sai mục đích, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng đất đai.

Quy hoạch sử dụng đất lấy đời sống nhân dân làm trọng điểm
Quy hoạch sử dụng đất lấy đời sống nhân dân làm trọng điểm

Trong những năm gần đây, nhà nước đang định hướng phát triển kinh tế theo hướng thị trường thì việc quy hoạch đất, quy hoạch nhà ở, quy hoạch đất ở càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu làm tốt công tác này có thể giúp cho công tác quản lý đất đai được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó còn làm cơ sở để tiến hành giao đất, đầu tư đất nhằm phát triển sản xuất, an ninh lương thực, đời sống của nhân dân được đảm bảo hơn.

Bản đồ quy hoạch đất là gì?

Căn cứ vào Điều 3, Luật đất đai 2013 đã quy định về bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Theo đó, “Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.

Bản đồ quy hoạch đất được chia thành 3 loại khác nhau. Trong đó bao gồm Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000, bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/5000.

Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000

Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/500 là cơ sở chính để có thể xác định được những mục tiêu phát triển. Đồng thời, loại bản đồ này cũng giúp cho việc kêu gọi đầu tư cũng như giải phóng mặt bằng, đền bù đất và di dời cư dân cũng trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều.

Cụ thể, loại bản đồ này dễ dàng cho thấy các khu vực chức năng, các mốc giới, địa giới của từng khu vực. Từ đó, xác định được từng phần đất phù hợp cho việc phát triển gì. Những vấn đề phát triển xã hội thường cần đến việc quy hoạch sử dụng đất đó là phát triển đường, cầu, cống, xây dựng trường học, khu dân cư, hồ nước, cây xanh, hệ thống giao thông và hệ thống cơ sở hạ tầng.

Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000

Trên thực tế, bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 cung cho ý nghĩa tương đương với bản đồ quy hoạch chi tiết 1/5000. Cả hai loại bản đồ này đều giúp cho việc quy hoạch chung, phân lô đất của các khu vực dễ dàng hơn. Thông qua đó có thể xây dựng các công trình phụ hợp nhất.

Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000
Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000

Tuy nhiên, bản đồ tỉ lệ 1/2000 có sự chi tiết hơn. Chính vì vậy, nó là nền móng và cơ sở để có thể triển khai và xây dựng kế hoạch, quản lý quy hoạch chi tiết và xây dựng bản đồ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/5000. Bởi lẽ bản đồ 1/2000 có khả năng xác định mạng lưới đường và quy hoạch đô thị. Từ đó, việc lập mục đích định hướng quy hoạch cho cả một đô thị cũng như quản lý khu vực rộng lớn trở nên thuận tiện hơn.

Quá trình quy hoạch sử dụng đất đòi hỏi các chủ đầu tư, những nhà thầu công trình cần phải xác định được từng ô đất. Cùng với đó là chỉ ra được những chức năng sử dụng của từng ô đất. Đồng thời, các chức năng này phải thể hiện được chỉ tiêu của lô đất. Trong đó bao gồm các yếu tố như độ cao của các tòa nhà, mật độ xây dựng , diện tích ô đất và chỉ giới xây dựng công trình.

Thế nhưng, giai đoạn này, các chủ đầu tư và nhà thầu chưa có bản vẽ thiết kế công trình chính thức, chưa xác định được cụ thể và chính xác bản thiết kế của các công trình. Chính vì vậy, bản đồ 1/2000 có thể mang tính định hướng giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng đồ án chi tiết và cấp chứng chỉ quy hoạch cho lô đất.

Lưu ý rằng việc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 cần phải phù hợp với kế hoạch quy hoạch xây dựng đô thị chung. Cùng với đó, những kế hoạch này cần phải do chính quyền địa phương tổ chức lập.

Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/5000

Nếu như bản đồ chi tiết 1/2000 thể hiện không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan của đô thị thì bản đồ quy hoạch chi tiết 1/5000 phải mang đến những chi tiết cụ thể của các công trình trên lô đất quy hoạch. Theo đó, các công trình được triển khai trên lô đất này được cụ thể hóa từ hình ảnh bản đồ 1/2000.

Bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/5000
Bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/5000

Như vậy, việc quan sát các công trình trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều. Đây chính là cơ sở để tiến tới việc lập ra các dự án đầu tư xây dựng. Cùng với đó là cấp giấy phép xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng theo kế hoạch quy hoạch. Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/5000 cần phải phù hợp với bản đồ chi tiết 1/2000 trước đó.

Những công trình khi được đưa vào quy hoạch xây dựng chi tiết 1/5000 hầu hết đều là các công trình cơ sở. Những công trình này đã có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một bản thiết kế công trình cụ thể. Trong đó bao gồm hình dáng công trình, mặt bằng và các nội dung trong phòng, vị trí, lối ra của các công trình.

Qua đây có thể thấy được rằng đồ án quy hoạch chi tiết 1/5000 là cơ sở chính để lập dự án đầu tư xây dựng. Bản đồ chi tiết 1/5000 không chỉ có sự khác biệt về tỷ lệ so với bản đồ chi tiết 1/2000. Bên cạnh đó, hai loại bản đồ này còn khác nhau về giai đoạn thiết kế cũng như nội dung và ý nghĩa thực hiện.

Ngoài 3 loại bản đồ nói trên thì trên thực tế còn có bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 - là bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng quy hoạch của các dự án đầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng. Loại bản đồ này phải gắn liền với một dự án cụ thể. Hay nói cách khác thì một dự án được gọi là "hợp lệ" phải có bản đồ này được phê duyệt.

Các công trình xây dựng tập trung như khu đô thị, khu dân cư, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, khu cụm công nghiệp,... thì phải có bản đồ quy hoạch 1/500 được phê duyệt.

Ví dụ như khu đô thị Phúc An Garden (Bình Dương) đang mở bán trong tháng 2/2023. Là một trong những dự án được đánh giá cao về pháp lý, lý do là: dự án được xây dựng trên quỹ đất sạch, có bản đồ quy hoạch 1/500 được phê duyệt, đã có giấy phép xây dựng, 100% sản phẩm đã có sổ hồng riêng, sẵn sàng chuyển nhượng ngay.

Như vậy, mua/đầu tư đất nền Phúc An Garden hoặc các dự án khu đô thị/dân cư khác, khi kiểm tra nếu có đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh pháp lý, đặc biệt là quy hoạch 1/500 thì anh/chị có thể an tâm "xuống tiền".

Để tìm hiểu thêm về quy hoạch 1/500 hoặc dự án đất nền Phúc An Garden, hãy liên hệ:

0888.289.678

Mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Minh bạch và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là yêu cầu bắt buộc tại mỗi một địa phương. Việc minh bạch, công khai này thể hiện cho những mục tích và các ý nghĩa khác nhau. Sau khi các cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định và phê duyệt kế hoạch quy hoạch sử dụng đất cần phải được công bố công khai.

Theo quy định về quy hoạch sử dụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt tại cổng thông tin điện tử của bộ. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công bố công khai nội dung quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải công khai, minh bạch
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải công khai, minh bạch

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp huyện còn có trách nhiệm thông báo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện liên quan đến các xã, phường, thị trấn thuộc sự quản lý của huyện đó.

Việc thông bảo minh bạch, công khai việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giúp cho người dân có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình sử dụng đất. Hạn chế được tối đa những rủi ro về việc mua bán nhà ở, đất đai cho người dân.

Chính vì vậy, việc công khai quy hoạch sử dụng đất sẽ giúp hạn chế được tình trạng người dân mua hoặc đặt cọc tiền mua đất trong diện đất quy hoạch. Cùng với đó là việc mua bán, giao dịch và chuyển nhượng các dự án nằm trong khu quy hoạch.

Việc mua bán nhà nằm trong diện đất quy hoạch đã vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai. Từ đó, gây ra các rủi ro cho người dân. Đồng thời, nó còn ảnh hưởng tới thị trường bất động sản chung của khu vực.

Ngoài ra, ý nghĩa của việc công bố quy hoạch sử dụng đất còn giúp củng cố niềm tin của người dân, giúp người dân yên tâm hơn trong việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất cũng như tin tưởng vào định hướng, kế hoạch phát triển xã hội của Nhà nước.

Qua đó có thể thấy được rằng vai trò của quy hoạch sử dụng đất và việc công bố quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng giúp ổn định xã hội, tinh thần quần chúng. Từ đó, việc sử dụng các quỹ đất phục vụ cho mục đích chung của cộng đồng được hiệu quả và ý nghĩa hơn rất nhiều.

Phù hợp với quy hoạch là gì?

Khi giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, việc xem xét đất có nằm trong diện quy hoạch hay không và có phù hợp quy hoạch hay không đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều này cũng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân.

“Phù hợp quy hoạch” đang phát sinh nhiều bất cập
“Phù hợp quy hoạch” đang phát sinh nhiều bất cập

Đất phù hợp với quy hoạch là loại đất nằm trong kế hoạch quy hoạch đất sử dụng của địa phương và của các cấp. Đây là căn cứ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công dân. Những vấn đề liên quan đến việc giao dịch, cấp giấy chủ quyền nhà ở, đất đầu tư dự án đều cần phải phù hợp quy hoạch. Trong đó, việc cấp số nhà, tách thửa đất hay đầu tư dự án đều phải phù hợp với nội dung quy hoạch.

Tình hình thực tế của vấn đề phù hợp quy hoạch khi cấp giấy

Trên thực tế, khái niệm về đất phù hợp quy hoạch vẫn chưa được định nghĩa cụ thể. Do đó, khi giải quyết những vấn đề liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận và đất phù hợp quy hoạch vẫn đang còn mập mờ. Chính vì vậy, điều này dẫn đến nhiều bất cập trong công tác giải quyết cấp giấy chứng nhận cho người dân. Hầu hết các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay đều do không phù hợp với quy hoạch và mua bán giấy viết tay sau ngày Luật Đất đai có hiệu lực (1/7/2004)

Chính vì sự mập mờ về khái niệm đất phù hợp với quy hoạch khiến cho rất nhiều người dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, yếu tố “phù hợp quy hoạch” hiện đang thể hiện rất nhiều bất cập và cần có sự điều chỉnh lại.

Các loại đất trong quy hoạch

Quy hoạch đất nhằm phân bổ lại đất sử dụng như đã chia sẻ ở trên. Theo đó, Luật quy hoạch 2017 đã quy định về việc phân loại đất quy hoạch. Các loại đất nằm trong quy hoạch bao gồm quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật – chuyên ngành.

Quy hoạch không gian biển quốc gia

Đây là hình thức quy hoạch thuộc cấp quốc gia. Hình thức quy hoạch này nhằm cụ thể hóa cho việc quy hoạch tổng thể quốc gia về phân vùng chức năng cũng như sắp xếp, phân bố hợp lý không gian các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển. Cùng với đó là các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phải quốc gia của Việt Nam.

Quy hoạch đất ven biển
Quy hoạch đất ven biển

Như vậy, có thể thấy được rằng, đất ven biển nằm trong kế hoạch quy hoạch không gian biển quốc gia. Ngoài ra, tùy vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương sẽ có phương án triển khai kế hoạch quy hoạch đất khác nhau.

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là hình thức quy hoạch cấp quốc gia. Hình thức quy hoạch này nhằm cụ thể hóa cho vấn đề quy hoạch tổng thể quốc gia về việc phân bổ và khoang vùng đất. Việc phân bổ, khoang vùng này tạo ra điều kiện thuận lợi cũng như môi trường thích hợp cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương có thể phát triển tốt nhất. Khả năng phát triển dựa trên cơ sở là tiềm năng về đất đai.

Quy hoạch ngành quốc gia

Quy hoạch ngành quốc gia cũng là một trong các hình thức quy hoạch thuộc cấp quốc gia. Việc quy hoạch này nhằm mục đích cụ thể hóa kế hoạch quy hoạch tổng thể quốc gia theo ngành. Kế hoạch quy hoạch này dựa trên cơ sở kết nối của các ngành, các vùng có liên quan đến kết cấu hạ tầng cũng như việc sử dụng tài nguyên bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

Quy hoạch vùng

Quy hoạch vùng là hình thức quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể của cấp quốc gia về vùng cũng như không gian hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

Quy hoạch vùng
Quy hoạch vùng

Các địa phương triển khai quy hoạch hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn. Bên cạnh đó là xây dựng tại vùng liên tỉnh cùng với kế hoạch sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối tỉnh.

Quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh là hình thức quy hoạch cấp tỉnh. Hình thức quy hoạch này nhằm cụ thể hóa cho vấn đề quy hoạch tổng thể cấp quốc gia và kế hoạch quy hoạch vùng ở cấp tỉnh. Các nội dung trong quy hoạch tỉnh bao gồm quy hoạch không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, anh ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, phân bố đất đai, kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tất cả những nội dung triển khai này đều dựa trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch cấp vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.

Trong đó, “quy hoạch đất nhà ở loại 2 là gì?” là thắc mắc của không ít người dân. Quy hoạch đất nhà ở loại 2 chính là hình thức quy hoạch đất nằm trong nhóm đất nhà ở. Cùng với đó, nhóm đất này đã được xác định nằm trong diện quy hoạch. Đất quy hoạch nhà ở loại 2 là đất dùng để xây dựng các công trình liên quan đến đất như nhà ở, công trình phụ, thậm chí là ao, vườn.

Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành

Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành là hình thức quy hoạch nhằm cụ thể hóa kế hoạch quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Mối quan hệ giữa các loại quy hoạch đất

Các loại quy hoạch đất có mối quan hệ khăng khít với nhau.

Quy hoạch tổng thể quốc gia

Hình thức quy hoạch tổng thể quốc gia là yếu tố quan trọng nhằm định hướng và xác định việc quy hoạch các cấp trở lên dễ dàng hơn.

Quy hoạch tổng thể quốc gia là điều cần thiết
Quy hoạch tổng thể quốc gia là điều cần thiết

Trong đó có các vấn đề quy hoạch như đã nêu ở trên. Thông qua quy hoạch tổng thể có thể xác định được những vấn đề cần phát triển, từ đó giúp cho các cấp chính quyền, các cơ quan có chức năng có thẩm quyền cấp dưới xác định được mục tiêu, mục đích quy hoạch đất tại địa phương.

Quy hoạch ngành cấp quốc gia

Quy hoạch ngành quốc gia cần phải được điều chỉnh và xem xét kỹ càng trước khi đưa ra quyết định phê duyệt. Bởi lẽ nó có ảnh hưởng đến quy hoạch không gian biển, quy hoạch sử đất quốc gia. Vì vậy, cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp và hợp lý nhất.

Quy hoạch vùng

Kế hoạch quy hoạch vùng phải phù hợp với kế hoạch quy hoạch cấp quốc gia. Lấy quy hoạch cấp quốc gia là cơ sở để hoạch định kế hoạch quy hoạch cho phù hợp.

Nếu kế hoạch quy hoạch vùng có những mâu thuẫn với kế hoạch quy hoạch cấp quốc gia thì quy hoạch vùng cần phải điều chỉnh lại.

Nếu kế hoạch quy hoạch vùng có mâu thuẫn với kế hoạch quy hoạch của tỉnh thì tỉnh phải điều chỉnh kế hoạch quy hoạch phù hợp với kế hoạch của vùng đã đề ra.

Ngoài ra, khi quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn cũng phải có kế hoạch phù hợp với quy hoạch cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia.

Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tại Điều 35, Luật Đất đai 2013 đã quy định về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Dưới đây là nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

- Khi lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cần phải phù hợp với chiến lược cũng như quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng chung của quốc gia và của từng khu vực, địa phương.

- Kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cần phải tiết kiệm nhất và mang lại lợi ích, hiệu quả cho cộng đồng, xã hội và người dân.

Quy hoạch phải mang lại lợi ích cho cộng đồng
Quy hoạch phải mang lại lợi ích cho cộng đồng

- Khi lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cần phải được lập từ tổng thể tới chi tiết. Như vậy có nghĩa là việc lập kế hoạch của cấp dưới phải phù hợp với những tiêu chuẩn và kế hoạch mà cấp trên đã đề ra trước đó. Kế hoạch quy hoạch sử dụng đất sau khi lập cần phải được các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt trước khi áp dụng vào thực tế.

- Kế hoạch quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia cần phải đảm bảo được tính đặc thù và khả năng liên kết các vùng kinh tế - xã hội trên cả nước. Đồng thời, quy hoạch sử dụng đất ở cấp huyện cũng phải thể hiện được các nội dung liên quan đến việc sử dụng đất cấp xã nằm trong phạm vi quản lý của huyện đấy.

- Kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cần phải đảm bảo được sự an toàn cho môi trường. Trong đó, các tài nguyên thiên nhiên phải được khai thác hợp lý. Quá trình quy hoạch, sử dụng đất phải đảm bảo bảo vệ môi trường biển. Cùng với đó, kế hoạch cũng cần thích ứng với sự biến đổi khí hậu đang ngày càng trở thành vấn đề cấp bách hơn.

- Trong kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo bảo vệ được các di tích lịch sử- văn hóa, các danh lam thắng cảnh.

- Kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất phải dân chủ và công khai. Theo đó, trước khi tiến hành lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cần phải lấy ý kiến của người dân về việc chuyển đổi mục đích sử dụng. Đồng thời, sau khi kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt cũng phải công bố công khai, rộng rãi đến người dân.

- Trong khi lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cần phải ưu tiên đất sử dụng phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh. Cùng với đó là đất sử dụng nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng. Ngoài ra kế hoạch, quy hoạch đất cũng cần đảm bảo đáp ứng được vấn đề an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

Ưu tiên sử dụng đất cho quy hoạch an ninh, quốc phòng
Ưu tiên sử dụng đất cho quy hoạch an ninh, quốc phòng

- Kế hoạch, quy hoạch các ngành, lĩnh vực, địa phương sử dụng đất cần phải phù hợp với kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt bởi các cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền.

Các phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất

Để có thể lập quy hoạch sử dụng đất cần phải căn cứ vào một số các phương pháp nhất định. Trong đó, những phương pháp phổ biến trong việc lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm: phương pháp điều tra nhanh, phương pháp định mức và phương pháp dự báo.

Phương pháp điều tra nhanh

Đây là một trong những phương pháp có thể đánh giá nhanh sự quan tâm, hiểu biết và tham gia của cộng đồng. Từ đó có thể nắm bắt được xu thế, quy luật cũng như các số bình cầu.

Phương pháp định mức

Phương pháp này nhằm nghiên cứu chủ yếu theo từng nhóm ngành, khu dân cư và từng nhóm hệ thống khác nhau.

Phương pháp dự báo

Trong phương pháp dự báo yêu cầu dự báo về các yếu tố khác nhau. Trong đó bao gồm các yếu tố đó là dự báo về dân số, dự báo về nhu cầu sử dụng đất đai. Trong vấn đề dự báo nhu cầu sử dụng đất đai cần triển khai dự báo về đất nông nghiệp, dự báo đất sử dụng trồng cây hàng năm, dự báo đất sử dụng trồng cây lâu năm, đồng cỏ chăn thả, nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất phát triển giao thông, đất phát triển thủy lợi, đất phát triển đô thị và đất xây dựng khu dân cư nông thôn.

Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo

Các bước quy hoạch sử dụng đất

Để có thể lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất cần phải tuân thủ theo các bước dưới đây.

Bước 1: Thiết lập mục tiêu, các tư liệu liên quan

Theo đó, ở bước này cần phải tiến hành xác định được tình hình cũng như hoàn cảnh địa phương hiện tại. Từ đó tìm ra được nhu cầu sử dụng đất của nhà nước, các cấp chính quyền và nhu cầu sử dụng đất của người dân. Sau khi tìm ra nhu cầu, mục đích sử dụng đất thì quyết định vùng đất, diện tích đất nằm trong khu quy hoạch. Cùng với đó là sắp xếp các tư liệu liên quan trong quy hoạch.

Bước 2: Tổ chức công việc

Tại bước này cần phải quyết định những vấn đề cần thực hiện. Ngoài ra, phải lựa chọn những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch quy hoạch. Từ đó, các thành viên cùng tiến hành thảo luận về việc quy hoạch sử dụng đất đai sao cho hợp lý nhất.

Bước 3: Phân tích vấn đề

Khi lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất cần phải tiến hành nghiên cứu tình hình sử dụng đất thực tế. Cùng với đó là trao đổi với chủ sở hữu đất để xác định được mong muốn, quan điểm về vấn đề thu hồi đất phục vụ cho kế hoạch quy hoạch.

Bước 4: Xác định cơ hội cho sự thay đổi

Xác định và đề xuất các ý kiến liên quan đến việc sử dụng đất quy hoạch. Các ý kiến này phải hợp với mục tiêu đề ra của phương án quy hoạch.

Bước 5: Đánh giá khả năng thích nghi đất đai

Đối với mỗi một kiểu sử dụng đất đai cần phải xây dựng được các yêu cầu sử dụng đất. Sau đó, đối chiếu các yêu cầu này với đặc tính của đất để các định khả năng thích nghi của đất trong điều kiện tự nhiên. Cùng với đó là xác định khu đất có phù hợp với điều kiện phát triển theo kế hoạch hay không.

Đánh giá khả năng thích nghi đất
Đánh giá khả năng thích nghi đất

Bước 6: Đánh giá

Sau khi đã lựa chọn ra những mảnh đất tiêu chuẩn thì cần phải tiến hành phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến đất. Từ đó, liệt kê ra những lợi ích và hạn chế của những lựa chọn này,

Bước 7: Sàng lọc lựa chọn

Sau khi đã có những thuận lợi và hạn chế của từng khu đất thì sàng lọc ra khu đất phù hợp nhất với toàn cộng đồng, xã hội cũng như sự phát triển kinh tế chung của cộng đồng.

Bước 8: Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất

Xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai thích hợp trên khu đất nằm trong diện quy hoạch. Cùng với đó là có hướng dẫn về chính sách, tài chính và những cơ sở pháp luật có liên quan cho chính quyền, các ban ngành, người sử dụng đất nằm trong diện quy hoạch.

Bước 9 : Thực hiện quy hoạch

Tiến hành quy hoạch đất theo lộ trình đã được đề ra. Ngoài ra, cũng nên thực hiện quy hoạch đất theo từng chuyên đề cụ thể. Cùng với đó là liên kết với các ngành có liên quan để thực hiện quy hoạch đất.

Thực hiện quy hoạch đất
Thực hiện quy hoạch đất

Bước 10: Theo dõi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch

Theo dõi tiến độ thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo mục tiêu đã đề ra. Nếu nhận thấy các vấn đề bất cập và còn chưa hợp lý thì cần phải có những biện pháp điều chỉnh quy hoạch sao cho phù hợp nhất.

Thời hạn thực hiện quy hoạch

Thời hạn quy hoạch đất hay kỳ quy hoạch sử dụng đất là bao nhiêu năm luôn là vấn đề khiến cho rất nhiều người dân phải thắc mắc. Để giải đáp cho thắc mắc này, bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin dưới đây.

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 6, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 đã quy định về thời kỳ quy hoạch sử dụng đất. Theo đó thời kỳ quy hoạch sử dụng đất thông thường là 10 năm. Đối với đất quy hoạch cấp quốc gia sẽ có tầm nhìn từ 30 năm đến 40 năm. Trường hợp đất thuộc diện quy hoạch cấp huyện có tầm nhìn từ 20 đến 30 năm.

Ngoài ra, thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia và thời kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng có thời gian là 5 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.

Bên cạnh đó, những mảnh đất nằm trong diện quy hoạch cần phải tiến hành thu hồi trong vòng 3 năm. Trường hợp sau 3 năm vẫn chưa có quyết định thu hồi đất thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần phải điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hoặc hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất.

Thời hạn thu hồi đất trong vòng 3 năm
Thời hạn thu hồi đất trong vòng 3 năm

Nếu cơ quan chức năng phê duyệt không điều chỉnh hoặc hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất thì chủ sở hữu của mảnh đất trong diện đất quy hoạch trước đây được phép sử dụng mảnh đất mà không vướng vào các thủ tục pháp lý.

Trường hợp cơ quan chức năng có thẩm quyền đã phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất nhưng không công bố công khai, rộng rãi tới người dân thì chủ sở hữu của mảnh đất này cũng vẫn có quyền sử dụng đất bình thường.

Những cơ quan nào có thẩm quyền quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất?

Căn cứ vào Điều 45, Luật đất đai 2013, có quy định về các cơ quan chức năng có thẩm quyền được quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau.

- Quốc hội là cơ quan cao nhất có quyền quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đồng thời, Quốc hội cũng là cấp ra quyết định trong việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho mục đích cấp quốc gia.

- Chính phủ là cơ quan phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các tỉnh. Cùng với đó, Chính phủ cũng phê duyệt cho các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ cho an ninh, quốc phòng.

Trước khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được trình lên Chính phủ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cần phải thông họp bàn và thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất này.

- Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh là đơn vị phê duyệt cho đề án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho cấp huyện. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện cần phải trình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho Hội đồng nhân dân cùng cấp và phải được Hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình lên cho cấp tỉnh phê duyệt.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phê duyệt 
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phê duyệt

Sau đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm lên cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải trình và nhận được sự thông qua của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các huyện trực thuộc quản lý.

Bài viết trên đây vừa cập nhật đến cho bạn đọc những chia sẻ chi tiết xung quanh vấn đề quy hoạch sử dụng đất. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn có thể tìm thấy cho mình được những thông tin hữu ích. Từ đó, giải đáp được những thắc mắc liên quan đến vấn đề quy hoạch sử dụng đất.

Ngoài ra, với những thông tin vừa chia sẻ, các bạn cũng có thêm những kiến thức cơ bản và có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề quy hoạch đất cũng như đất quy hoạch. Nếu còn theo dõi bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã hệ thống cho mình được những thông tin quan trọng về quy hoạch sử dụng đất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Xem thêm: